Dưới đây là năm xu hướng PPC sắp xuất hiện vào năm 2020 và cách làm thế nào để cải thiện được năng suất mà vẫn luôn cập nhật được những thay đổi mới nhất của ngành.
Dự đoán tương lai không bao giờ là điều dễ dàng – đặc biệt là đối với thế giới của quảng cáo PPC (Pay-Per-Click). Hay ngay cả khi có tất cả dữ liệu về chiến dịch trên thế giới, bạn cũng không biết được đâu là xu hướng mới nhất cho đến khi chúng xuất hiện. Để luôn nắm bắt được tất cả các bản cập nhật của Google, Bing hay Youtube là một việc khó khăn và để học những điều mới, nhanh chóng thích ứng với những thay đổi có thể còn khó hơn.
Hội thảo trên web (Webinars) được SEJ tài trợ do Adzooma’s Puneet Vaghela và Sal Mohammed diễn thuyết đã diễn ra vào ngày 23 tháng 10. Cặp diễn giả đã chia sẻ 5 xu hướng PPC nổi bật nhất sắp xuất hiện trong năm 2020 và cách các nhà tiếp thị có thể tăng hiệu suất tìm kiếm có trả tiền (Paid Search Performance) trong khi vẫn cập nhật những thay đổi mới nhất của ngành.
Tất cả chúng ta đều đã thấy những phát triển đang diễn ra trên lĩnh vực tìm kiếm có trả phí (Paid Search) trong 18 tháng qua từ cả Google Ads và Microsoft Advertising. Một số thay đổi bao gồm: Nội dung trong bài quảng cáo (Ad Copy), Đặt giá thầu thông minh (Smart Bidding), Vị trí trung bình trong Google Adwords (Average Position), Đối tượng (Audiences).
Khi sự đổi mới trong tiếp thị kỹ thuật số tiếp tục phát triển với tốc độ cấp số nhân, các chuyên gia PPC thông minh cần phải theo kịp thị trường. Dưới đây là năm xu hướng bạn nên xem xét vào năm 2020 để dẫn đầu cuộc chơi.
1. Phân khúc người dùng (Audience Segmentation)
Phân khúc người dùng là dựa trên việc chọn một nhóm người đã tương tác với bạn trực tuyến – trên trang web, cơ sở dữ liệu trên phần mềm CRM (Customer Relationship Management – Quản lý quan hệ khách hàng) của bạn, thông qua kênh YouTube hoặc một trong các kênh truyền thông xã hội khác của bạn.
Những người này sau đó được phân khúc dựa trên:
- Những URL mà họ truy cập vào trên trang web của bạn.
- Cách những người này đã tương tác trên trang web của bạn (như họ đã mua hàng hay chưa).
- Họ đã xem qua những video nào.
Sau đó, họ được đặt vào các nhóm có chứa các quảng cáo cụ thể phù hợp dựa trên cách họ tương tác. Điều này cho phép bạn tăng hoặc giảm giá thầu để đảm bảo rằng bạn ít nhiều nổi bật hơn đối với người dùng dựa trên giá trị mà họ có đối với doanh nghiệp của bạn. Mặc dù nghe có vẻ rất chuyên sâu nhưng đây vẫn là cách cơ bản nhất để sử dụng người dùng.
Tuy nhiên, khi chúng tôi thu thập ngày càng nhiều dữ liệu về khách hàng và khán giả của mình, chúng tôi có thể bắt đầu chia họ thành các nhóm cụ thể và nhờ thế góp phần làm cho thông điệp của chúng tôi được cá nhân hóa hơn nữa, chiến lược đặt giá thầu của chúng tôi cũng cũng cấp nhiều thông tin hơn dựa trên các điểm dữ liệu cụ thể.
- Họ là loại người dùng nào? Họ đã rời khỏi trang web của bạn ở đâu? Họ đã mua gì hay không?
- Đối tượng của bạn quan tâm đến điều gì?
- Họ ở độ tuổi và giới tính nào?
- Họ thuộc nhóm nhân khẩu học nào? (tuổi tác, giới tính, thu nhập, tôn giáo,…).
- Họ tìm kiếm bạn và các sản phẩm của bạn ở đâu? Họ đang sử dụng thiết bị nào?
- Họ có đến từ các trang web khác không? Họ tìm thấy bạn thông qua những từ khóa nào?
- Họ đang ở giai đoạn nào trong cuộc sống của họ? Họ có hạnh phúc không? Có buồn không hay giận dữ không?
Việc bao gồm các tập dữ liệu thông tin cụ thể cũng như các dữ liệu thể hiện cảm xúc được phỏng đoán, có nghĩa là bạn có thể làm cho quảng cáo của mình trở nên cực kỳ phù hợp với những đối tượng mà bạn đang nhắm đến.
Bạn cũng có thể xác định chính xác kiểu người mà bạn nên dành nguồn lực của mình để góp phần phát triển doanh nghiệp. Hãy tạo danh sách đối tượng trong Google Ads để tận dụng cơ hội này.
Cách để tạo Danh sách Đối tượng (Audience List) trên Google Ads
Bước 1: Ở góc trên cùng bên phải của tài khoản Google Ads, hãy nhấp vào biểu tượng Công cụ và Cài đặt (Tools & Settings). Điều hướng đến cột Thư viện được chia sẻ (Shared Library) và sau đó nhấp vào mục Quản lý đối tượng (Audience Manager).
Bước 2: Trong Trình quản lý đối tượng (Audience Manager), hãy nhấp vào vòng tròn màu xanh có dấu cộng để bắt đầu tạo danh sách tiếp thị lại (Remarketing list).
Bước 3: Khi đến bước này, bạn sẽ thấy một menu thả xuống nơi bạn thực sự muốn tạo danh sách của mình. Bạn có thể chọn các danh sách:
- Khách truy cập trang web.
- Người dùng ứng dụng.
- Người dùng YouTube.
- Danh sách khách hàng từ cơ sở dữ liệu CRM của bạn.
- Kết hợp tùy chỉnh.
Bước 4: Trong bước này, bạn sẽ thực sự tạo danh sách của mình. Đầu tiên, bạn cần đặt tên cho đối tượng của mình.
Tiếp theo, chọn Danh sách thành viên (List Members) – loại khách truy cập mà bạn muốn tạo thành đối tượng của mình. Sau đó, bạn sẽ phải xác định các quy tắc cụ thể theo loại khách truy cập mà bạn chọn.
Nhấp vào Tạo đối tượng (Create Audience) sau khi hoàn tất.
Bước 5: Bước cuối cùng là chỉ định đối tượng của bạn cho một chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo.
Ở bên trái tài khoản Google Ads, hãy nhấp chuột trái vào Đối tượng (Audiences). Khi bạn đã ở trong mục Đối tượng, hãy nhấp vào vòng tròn màu xanh lam có bút chì bên trong.
Sau đó, bạn sẽ thấy một màn hình được hiện lên ở bên phải có nội dung là Chỉnh sửa đối tượng (Edit Audiences). Tại đây, mục menu thả xuống đầu tiên là Thêm vào (Add to) – bạn có thể chọn mục Chiến dịch (Campaign) hoặc Nhóm (Group).
Khi bạn đã chọn được cấp độ mà mình muốn thì sau đó ở bên phải bạn có thể chọn chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo mà cấp đó thực sự thích hợp.
Sau đó, bạn sẽ có hai lựa chọn:
- Xác định mục tiêu (Targeting): Để thu hẹp phạm vi tiếp cận của chiến dịch cho các đối tượng cụ thể, và nhận báo cáo.
- Quan sát (Observation): Để nhận báo cáo về các mục bổ sung mà không thu hẹp phạm vi tiếp cận của chiến dịch của bạn.
Nhấp vào Save để lưu. Danh sách đối tượng của bạn hiện đã có trong các chiến dịch và nhóm quảng cáo của bạn.
Vậy chúng ta cần làm gì?
- Đảm bảo đã tạo danh sách đối tượng trong Google Ads.
- Sử dụng dữ liệu từ khách truy cập vào trang web để xác định các danh mục đối tượng nổi bật và sinh lợi nhất.
- Bắt đầu tạo danh sách chi tiết hơn dựa trên các tiêu chí này và tạo các chiến dịch và nhóm quảng cáo khác nhau cho từng tiêu chí.
- Tối đa hóa ngân sách cho các chiến dịch dựa trên danh sách đối tượng này.
2. Tự động hóa & Quản lý tài khoản
Tự động hóa đã bắt đầu phổ biến – nhưng nó sẽ còn trở nên quan trọng hơn trong tương lai.
Tự động hóa đã được thấy trong:
- Tối ưu hóa PPC (PPC Optimization): Tự động hóa khả năng xác định các cơ hội trong tài khoản PPC để thực hiện các thay đổi và cải thiện hiệu suất cũng như vệ sinh tài khoản.
- Quản lý tài khoản PPC (PPC Account Management): Tự động hóa các quy tắc trong tài khoản để quản lý đặt giá thầu và quản lý các tác vụ tài khoản hàng ngày.
Điều đó nói rằng, tình trạng tự động hóa không đủ đang diễn ra trong ngành quảng cáo hiện tại. Tự động hóa các quy trình, chẳng hạn như quản lý giá thầu (Bid Management), có thể giúp các nhà tiếp thị khai thác sức mạnh của tự động hóa. Xác định CPA (Cost Per Action) và ROAS (Return On Advertising Spend – Doanh thu trên chi phí quảng cáo) là những ví dụ tuyệt vời về cách tự động hóa đã được triển khai. Và ngay cả khi bạn không muốn từ bỏ việc quản lý giá thầu của mình theo cách thủ công, thì vẫn có những lĩnh vực khác mà bạn có thể áp dụng tự động hóa.
Một số công ty đang nổi lên khi kết hợp tối ưu hóa với nhau thông qua các thuộc tính, chẳng hạn như Albert, một công cụ AI lấy dữ liệu từ tất cả các hoạt động tiếp thị của bạn và quyết định nơi mà bạn nên tập trung đầu tư.
Những công cụ tiếp thị quan trọng như Mporium sẽ cho phép nhà tiếp thị tự động hóa các thay đổi đối với chiến dịch dựa trên những kích hoạt từ các nguồn của bên thứ ba như TV, nội dung truyền thông xã hội, thời tiết và thậm chí cả những thay đổi của thị trường chứng khoán.
Điều gì sẽ trở nên khác biệt trong tương lai?
Năm 2020 sẽ có một cơ hội lớn hơn nữa dành cho những gì mà Marketing đã mang lại, với việc khách hàng và doanh nghiệp yêu cầu nhiều về phân tích dữ liệu, báo cáo, lập kế hoạch và thực hiện dịch vụ (Servicing) hơn.
Với việc ngày càng nhiều doanh nghiệp quảng cáo trực tuyến, việc xử lý những thứ gây cản trở sẽ dần khó khăn hơn. Cũng sẽ có một sự nổi bật hơn của các công cụ tự động hóa để giúp tối ưu hóa, hoàn thành tác vụ hàng ngày, báo cáo, dự án và quản lý tài khoản.
Vậy ta nên làm gì với tự động hóa?
- Có rất nhiều cách để tận dụng tự động hóa trong tìm kiếm có trả phí.
- Sử dụng các tập lệnh trong Google và Bing để tự động hóa các cảnh báo và những thay đổi trong quản lý tài khoản.
- Đầu tư vào các công cụ dịch vụ tối ưu hóa (OSTs – Optimization Servicing Tools), chẳng hạn như Adzooma, Search Squared hoặc GOA.
- Sử dụng các quy tắc đặt giá thầu để quản lý hiệu suất của các chiến dịch.
- Thiết lập cảnh báo trên tất cả các hoạt động để được thông báo về những sự thay đổi lớn.
- Thiết lập báo cáo tự động, giảm thời gian báo cáo thủ công.
- Dành nhiều thời gian hơn để phân tích dữ liệu và đối tượng để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
- Thử nghiệm các Chiến dịch thông minh (Smart Campaign) trong Google Ads để đạt được KPI đã đặt ra.
3. Tìm kiếm bằng giọng nói (Voice Search)
ComScore dự đoán rằng vào năm 2020, 50% tổng số tìm kiếm sẽ là tìm kiếm bằng giọng nói.
Vậy điều này có ý nghĩa gì đối với PPC?
Điều này có nghĩa là các cụm từ tìm kiếm kích hoạt quảng cáo xuất hiện sẽ thay đổi khi mọi người tương tác theo cách trò chuyện nhiều hơn với các thiết bị hỗ trợ giọng nói. Rõ ràng để thấy rằng chúng ta vẫn còn khá lâu nữa mới có thể tìm kiếm có trả phí bằng giọng nói. Điều này sẽ có lợi cho:
- Bắt đầu sử dụng các thuật ngữ mang tính hội thoại và dài dòng hơn trong việc xác định đối tượng theo từ khóa (Keyword Targeting).
- Đảm bảo rằng các trang đích (Landing Page) có tính tương tác cao hơn đối với cả UX (User Experience – Trải nghiệm người dùng) và SEO.
- Thử nghiệm và tìm hiểu thêm các thuật ngữ dài vào năm 2020, đo lường số lần hiển thị và tỷ lệ hiển thị trên chúng, cũng như CTR (Click Through Rate – Tỷ lệ nhấp chuột) và CVR (Coversion Rate – Tỷ lệ chuyển đổi) .
4. Tìm kiếm bằng hình ảnh
Giờ đây, bạn có thể tải hình ảnh lên công cụ tìm kiếm và sử dụng công cụ này để tìm thấy các kết quả có liên quan dựa trên những hình ảnh khác tương tự như hình bạn đã tải lên. Đáng ngạc nhiên là sự phát triển này lần đầu tiên đến từ thế giới của truyền thông xã hội từ khi Pinterest phát hành công cụ tìm kiếm bằng hình ảnh đầu tiên vào năm 2015. Kể từ đó, họ đã cải tiến các công cụ khám phá thông qua hình ảnh với sự ra đời của Pinterest Lens vào năm 2017.
Các kênh xã hội khác như Instagram và Snapchat cũng làm theo, cho phép người dùng tìm kiếm bằng hình ảnh. Năm ngoái, Snapchat đã công bố mối quan hệ đối tác Visual Search với Amazon cho phép người dùng tìm kiếm sản phẩm trên Amazon ngay từ camera Snapchat.
Vậy điều này có ý nghĩa gì đối với PPC?
Bing cũng đã phát hành công cụ tìm kiếm bằng hình ảnh, cho phép mọi người làm điều tương tự nhưng sử dụng toàn bộ chỉ mục của trang web làm nguồn thông tin – phần lớn thông tin có trên trang web bán lẻ hoặc nền tảng mạng xã hội.
Vậy cần phải sẵn sàng cho những gì trong tương lai?
Chuẩn bị cho sự phát triển của tìm kiếm bằng hình ảnh ngay bây giờ sẽ giúp mọi người tìm thấy bạn dễ dàng hơn trong tương lai. Bạn nên:
- Bắt đầu suy nghĩ về những hình ảnh giới thiệu sản phẩm của bạn trên trang web.
- Đảm bảo rằng những bức ảnh đó có văn bản thay thế (ALT text) chính xác để trang kết quả hiển thị tìm kiếm (SERP – Search Engine Results Page) có thể nhận ra chúng.
- Đảm bảo bạn đang sử dụng những hình ảnh đẹp nhất để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
- Sử dụng nhiều hình ảnh nhất có thể để SERP có sự lựa chọn khi lập chỉ mục.
5. Tích hợp PPC & SEO
Mối quan hệ giữa PPC và SEO sẽ là một lĩnh vực quan trọng cần giải quyết trong tương lai. Cả hai đều có những ưu điểm và nhược điểm, nhưng chúng có thể được sử dụng cùng nhau để tối đa hóa kết quả của bạn.
Vào năm 2020, hãy nỗ lực tích hợp PPC và SEO thông qua:
- Khám phá từ khóa.
- Chiến lược định vị hiệu quả.
- Chia sẻ dữ liệu và thông tin.
- Tăng độ phủ sóng trên SERP.
Cách tốt nhất để thực hiện được điều này là gì?
- Sử dụng dữ liệu PPC để cung cấp thông tin cho SEO về các từ khóa khả thi và có lợi nhất để xác định mục tiêu nhằm tăng xếp hạng tự nhiên.
- Sử dụng dữ liệu xếp hạng SEO cùng với đặt giá thầu PPC để xác định những từ khóa nào bạn nên trả tiền và những từ khóa nào bạn không nên.
- Sử dụng dữ liệu sao chép PPC để giúp xác định thông điệp truyền tải tốt nhất để sử dụng cho dữ liệu meta trong SEO.
- Sử dụng quảng cáo PPC cùng với danh sách SEO không trả phí để làm cho thương hiệu của bạn nổi bật hơn trên SERP so với các đối thủ cạnh tranh.
Phần bổ sung: Đo lường sự phân bổ giá trị sẽ là KPI vào năm 2020
Sự phân bổ giá trị (Attribution) là chìa khóa để hiểu giá trị thực của khoản chi tiêu dành cho PPC. Đảm bảo sử dụng Google Analytics hoặc các công cụ phân tích khác để đo lường tác động trực tiếp và gián tiếp của các từ khóa mục tiêu đối với hoạt động kinh doanh tổng thể.
- Các từ khóa chung chung có đóng góp một phần trong nhận thức về thương hiệu không?
- Các từ khóa trong phần nhận biết (Awareness – phần trên của mô hình phễu) có hướng mọi người đến mục tiêu cuối cùng của họ không?
- Những kênh nào khác đang ảnh hưởng đến hoạt động PPC của tôi?
Trả lời những câu hỏi này và sử dụng dữ liệu để lập kế hoạch chi tiêu cho những hoạt động tiếp thị của bạn.
Nguồn: Search Engine Journal