SÉM's Admin
25/09/2021

3 xu huong tiet lo tuong lai cua thuong mai dien tu o khu vuc dong nam a

Không có gì đáng ngạc nhiên về sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử trong thời kỳ Đại dịch. Cụ thể, nhiều nhà bán lẻ đã bắt đầu sử dụng các sàn thương mại điện tử.

Để đáp ứng nhu cầu mua sắm thiết yếu, người tiêu dùng mong muốn được nâng cao trải nghiệm tại nhà. Họ tạo cơ hội cho các thương hiệu biết rằng họ đang sử dụng các nền tảng trực tuyến.

Cùng khám phá cách các thương hiệu kết nối với người tiêu dùng và đáp ứng những thay đổi trong thói quen mua sắm của họ. Dưới đây là 3 xu hướng ảnh hưởng đến thương mại điện tử ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APAC).

1. Cửa hàng trực tuyến là bộ mặt mới của thương hiệu

Mặc cho các hạn chế di chuyển đã được nới lỏng trên toàn khu vực APAC, lượng người đến các cửa hàng bán lẻ vẫn thấp hơn dự kiến. Ngược lại, sở thích tìm kiếm trên các sàn thương mại điện tử lại tiếp tục tăng nhanh.

Nhiều người ở khu vực Đông Nam Á (SEA) hạn chế việc di chuyển để mua sắm các mặt hàng thiết yếu và đi công tác. Tuy nhiên, riêng Việt Nam và Thái Lan lại có sự gia tăng trong nhu cầu ghé thăm các cửa hàng tạp hoá và hiệu thuốc.

Ngay khi một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á thoát khỏi tình trạng giãn cách. Lượt tìm kiếm trên các trang mạng điện tử như “Lazada”, “Shopee” và “Sendo” đồng thời tăng lên. Cụ thể, so với cùng kỳ năm trước:

  • Thái Lan tăng 63%
  • Malaysia tăng 32%
  • Việt Nam tăng 13%

Những con số trên cho thấy lý do bạn cần phải lưu ý đến các chiến lược bán lẻ trực tuyến của mình. Để có thể cung cấp trải nghiệm mua sắm phù hợp, dễ dàng và hữu ích cho khách hàng, bạn cần tối ưu hoá các kênh bán lẻ trực tuyến.

Việc ngày càng ít người ghé đến các cửa hàng thực tế là cơ hội cho các nhà quảng cáo mở rộng quy mô bán hàng trực tuyến. Việc cung cấp các gói dịch vụ có thể khuyến khích khách hàng tăng mức chi tiêu trung bình của họ.

2. Ngày càng nhiều người sử dụng các sàn thương mại điện tử

san thuong mai dien tu

Trước khi giãn cách, nhiều người đã bắt đầu sử dụng các sàn thương mại điện tử.

  • Singapore có 24% người mua sắm trực tuyến lần đầu tiên trong thời kỳ giãn cách xã hội (Circuit Breaker)
  • Indonesia có 32% số người tiêu dùng sử dụng sàn thương mại điện lần đầu tiên trong thời gian giãn cách

Tuy nhiên, việc chuyển hướng mua sắm trực tuyến này không chỉ là một phản ứng ngắn hạn trong bối cảnh Đại dịch.

Trên thực tế, những người mua sắm trực tuyến lần đầu tiên trong thời kỳ Circuit Breaker tại Singapore cho biết họ sẽ tiếp tục thực hiện việc này sau khi hết giãn cách. Không chỉ những con số tăng trưởng, người tiêu dùng mới cũng chứng tỏ khả năng tăng lợi nhuận cho các nhà bán lẻ.

Tại tập đoàn Zalora, Giám đốc Marketing, Jo Bjordal đã chia sẻ: “ Chúng tôi thấy được nhu cầu tăng bất thường từ những vị khách lần đầu tiên và những khách hàng quay lại mua sắm sau hơn một năm”.

“Lượng khách hàng mới tăng trưởng nhanh hơn bao giờ hết và chúng tôi coi đây là giá trị lâu dài cho thương hiệu.”

Tuy nhiên, càng nhiều người mua sắm trực tuyến, càng nhiều nhà bán hàng trực tuyến.

Shopify cho thấy mức tăng 62% các cửa hàng mới tạo trên nền tảng của họ từ tháng 3 đến tháng 4 so với 6 tuần trước đó. Mặc dù các cửa hàng vật lý đã được phép mở ở một số thị trường tại khu vực Đông Nam Á. Sở thích tìm kiếm cho từ khóa “người bán hàng” trong tháng 5 vẫn tăng 20%.

Việc các nhà bán lẻ chuyển sang mô hình trực tuyến đã đóng góp cho sự tăng trưởng này. Một trong số họ đang tăng cường tổ chức các chương trình đào tạo như Đại học Lazada, Đại học ShopeeNgười bán hàng Tokopedia Pusat Edukasi. Tại đây cung cấp các khóa học cho chủ cửa hàng thương mại điện tử có thể tối đa sự hiện diện trực tuyến của họ.

Vì vậy, khi cơ hội tìm kiếm khách hàng mới cao hơn bao giờ hết, các Marketers cần phải tìm ra các chiến lược nhắm đến đối tượng mục tiêu. Bên cạnh đó là những chiến dịch quảng cáo hấp dẫn để tăng phạm vi tiếp cận người dùng.

3. Một hành trình mua hàng mới ngoài các nhu cầu thiết yếu

trai nghiem truc tuyen

Khi mọi người dành nhiều thời gian ở nhà hơn trong thời gian giãn cách. Chúng tôi nhận thấy sự quan tâm được chuyển hướng đến các mặt hàng ít thiết yếu hơn. Ví dụ, đồ dùng gia đình thông minh để nâng cao trải nghiệm tại nhà, dụng cụ nấu ăn mới hoặc Vitamin bổ sung để tăng cường sức khỏe.

Sở thích tìm kiếm các thiết bị nhà bếp trong thời gian giãn cách:

  • Singapore với từ khoá “nồi chiên không dầu” tăng 190%
  • Việt Nam với từ khoá “máy xay sinh tố” tăng 68%
  • Philippines với từ khoá “máy pha cà phê” tăng 33%

thiet bi nha bep

Với thời gian ra ngoài ít hơn, mọi người đã tập trung vào việc nâng cấp không gian sống tại nhà của mình.

  • Ở Thái Lan, sở thích tìm kiếm cho từ khóa “nhà thông minh” tăng 95% trong đợt cao điểm giãn cách.
  • Ở Malaysia, sở thích tìm kiếm cho từ khóa “TV thông minh” tăng 39% khi mọi người tìm cách để cải thiện việc giải trí tại nhà.

nha thong minh

Thời điểm này còn là cơ hội quan trọng để mọi người có những thói quen lành mạnh hơn. Trên toàn cầu, sở thích tìm kiếm từ khoá “Vitamin” tăng 40% so với năm trước và đạt mức cao nhất từ trước đến nay ở Philippines và Indonesia. Đồng thời, Singapore cũng ghi nhận về lượng tìm kiếm cao hơn bao giờ hết đối với từ khoá “Lutein” (một loại Vitamin bổ mắt). Đó là do thời gian của mọi người trước màn hình tăng lên trong thời gian làm việc tại nhà.

Tại sao Marketers cần cảnh giác trước những tác động tài chính do COVID-19 gây ra?

Mặc cho sự gia tăng sở thích tìm kiếm đối với một số mặt hàng, các Marketers vẫn nên cảnh giác trước những tác động tài chính mà COVID-19 gây ra đối với mọi người. Trên thực tế, 48% người Singapore cho biết Đại dịch có tác động nghiêm trọng đến tài chính của họ. Đặc biệt, con số này cao tới 87% tại Philippines.

Khi người tiêu dùng chi tiêu thận trọng hơn, các chương trình khuyến mãi và giao dịch được giảm giá sẽ được ưu tiên hàng đầu. 55% người tiêu dùng tại Singapore cho biết họ sẵn sàng đợi khuyến mãi và 40% cho biết họ sẽ tìm kiếm các giao dịch rẻ hơn để thay thế.

Đâu là chìa khoá giúp Marketers nắm bắt được nhu cầu người dùng?

Việc đưa ra các lựa chọn giảm giá là chìa khóa giúp Marketers nắm bắt được những nhu cầu bị trì hoãn không cần thiết. Các nhà bán lẻ cần suy nghĩ nhiều hơn về giá cả và các cách sáng tạo để giảm lượng hàng tồn kho. Đặc biệt, lễ hội mua sắm năm 2020 có thể sẽ trở thành đòn bẩy cho sự tăng trưởng của ngành.

Trong thời gian này, điều quan trọng hơn hết là phải luôn chú ý và hiểu được sự thay đổi trong tư duy của người tiêu dùng. Từ đó, đưa ra các chương trình khuyến mãi hữu ích đến cho khách hàng. Khả năng duy trì thói quen của người tiêu dùng trong thời gian giãn cách này sẽ có tác động lâu dài đến cách họ tương tác với thương hiệu trong tương lai.

David Mattin, nhà truyền giáo tại công ty tư nhân TrendWatching cho biết: “Tất cả các xu hướng liên quan đến hành vi của người tiêu dùng đều dựa trên nhu cầu hoặc mong muốn cơ bản của con người. Đối với thương mại điện tử, chúng thường hướng đến sự tiện lợi”. Những điều này sẽ làm thay đổi hành vi của người dùng trong lâu dài. Đặc biệt, chúng ta chắc chắn sẽ thấy việc sử dụng thương mại điện tử còn mở rộng hơn nữa trong những tháng tới.”

Nguồn: Search Engine Journal